Cây bần giá trị dược liệu và ẩm thực trong đời sống

Cây bần một loài cây gắn liền với người dân miền nam bộ, không chỉ là một loại trái ngon dùng trong ẩm thực tái bần còn có rất nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về loại trái đặc biệt này bạn nhé.
Giai thoại kể rằng khi vua Gia Long bôn tẩu đến cửa sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre đã ăn món cây bần chua chấm mắm và đặt cho loài cây này cái tên trang trọng hơn là “thủy liễu”, nghĩa là cây liễu nước (sống ở bùn nước, cành rủ xuống như cây liễu).
Là loài cây ngập mặn thường mọc ở các rừng ven biển, cửa sông và bãi bồi…, cây bần không chỉ có giá trị sinh thái, ẩm thực, kinh tế mà còn có giá trị y học.
Cây bần chua miền Tây

Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 (35t)

Về cây bần

Cây bần có nhiều loại, loại phổ biến có thể kể đến là “bần chua” (Sonneratia caseolaris) thường mọc ở ven sông, có trái tròn dẹt (hay còn gọi là bần dĩa, bần sẻ, thủy liễu, bằng lăng tía, hải đồng).
Bên cạnh đó là cây “bần ổi” (Sonneratia ovata) có trái hơi tròn gần giống như trái ổi (hay còn gọi là bần trứng, bần hôi). Ngoài ra còn có bần trắng (Sonneratia alba), bần vô cánh (Sonneratia apetala), bần đắng (Sonneratia Griffithii), bần Hải Nam (Sonneratia hainanensis)…Rễ bần thuộc dạng rễ thở, có đầu nhọn và đâm ngược lên mặt nước, được gọi bằng cái tên dân dã là “cặc bần”.
Trái bần lúc còn sống thì chua và chát. Trái bần chín có vị chua và mùi thơm rất đặc trưng nhưng hoa bần thì lại không thơm. Cũng do vậy mà ca dao có câu:
Cây bần ơi, hỡi cây bần
Lá xanh bông trắng lại gần không thơm.” 
Trong dân gian, người ta thường dùng cây bần như một vị thuốc nam
  • Bần chua và bần ổi để cầm máu (dùng vỏ và lá),
  • Làm tan các vết bầm tím do đụng dập (dùng lá)
  • Tiêu viêm, giải nhiệt, giảm đau (dùng quả)
  • Điều trị nhức mỏi (dùng rễ và thân)
  • Ngăn chặn xuất huyết (lên men dịch quả để làm thuốc)
  • Điều trị ung thư vòm họng (dùng trái bần non)
  • Điều trị sỏi thận (rễ bần sao thủy thổ)…
Hoa bần
Hình ảnh hoa bần

Công dụng của cây bần chua và bần vô cánh

Hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa và hạ đường huyết đã được tìm thấy qua nghiên cứu chiết xuất từ cây bần chua (vỏ cây) (1) và bần vô cánh (hạt giống, lá, vỏ cây) (2).
Bên cạnh đó, chiết xuất từ trái bần chua còn giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan, chống viêm và có khả năng gây độc đối với ấu trùng muỗi (3)
Cây bần quả bần trái bần xanh
Hình ảnh quả bần chua

Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 (35t)

Công dụng của cây bần ổi

Theo trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine), chiết xuất từ lá bần ổi có hoạt tính chống ung thư biểu mô, ung thư phổi và ung thư vú ở người, đồng thời cũng có khả năng ức chế enzym Acetylcholinesterase (4).
Được biết, Acetylcholinesterase (AChE) là enzym làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin tại các synap thần kinh cholinergic, vì vậy, việc ức chế AChE sẽ giúp cải thiện nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh, từ đó ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ) (5)
Hình ảnh cây bần ổi
Hình ảnh cây bần ổi

Công dụng của bần trắng

Theo Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ (Journal of Science and Technology Development), chất acid oleanolic có trong lá cây bần trắng có khả năng kháng HIV và kháng ung thư (6).

Trái bần trong đời sống của người miền Tây

Về miền Tây, chúng ta sẽ có cơ hội được thưởng thức các đặc sản từ cây bần như: canh chua trái bần, cá kho bần, gỏi hoa bần, nước cốt bần, mứt bần… Ngoài ra, cây bần còn đi vào những địa danh như Rạch Bần (Cần Thơ), Xẻo Bần (Kiên Giang), ngã ba Bần Quỳ (Long An)…
Và đối với mỗi con người miền Tây, cây bần còn là không gian văn hóa, tình cảm:
Hàng dừa soi bóng Hàm Luông,
Bần gie đốm đậu, qua buồn nhớ em.”
Trái bần
Trái bần

Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 (35t)

Thông tin thêm

Ngày nay, các loại bần không còn phổ biến như trước và một số loại đã trở nên khan hiếm. Ở Singapore, cây bần ổi đã được đưa vào Sách Đỏ với mức độ đe dọa tuyệt chủng là “Cực kỳ nguy cấp” (Critically Endangered) (7)
Được tạo bởi Blogger.