Ké Đầu Ngựa: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu
Ké đầu ngựa là vị thuốc mọc hoang ở bờ ruộng, bãi đất hoang. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được sử dụng để điều trị tình trạng chảy nước mũi tanh hôi nhiều ngày, phong thấp đau nhức, lở ngứa ngoài da,…
Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 - Hạnh 0355.276.899
- Tên gọi khác: Thương nhĩ tử, Xương nhĩ, Thương nhĩ, Phắc ma, Mac nháng (dân tộc Tày),…
- Tên gọi theo khoa học: Xanthium strumarium L.
- Họ: Cúc – Asteraceae
Mô tả cây Ké đầu ngựa
1. Đặc điểm sinh thái
Ké đầu ngựa là cây thân thảo, có thể cao từ 50 – 80 cm, thân hình trụ màu lục, bên ngoài thân có phủ một lớp lông cứng.
Lá cây có hình tam giác, mọc so le, chiều dài lá từ 4 – 10 cm, chiều rộng khoảng 4 – 12 cm. Lá có nhiều lông ngắn và cứng phân bố ở cả hai mặt lá, mép lá không đều. Lá có 3 gân chính, cuống lá khoảng 10 cm.
Hoa dược liệu có màu lục nhạt, mọc ở gần đầu cành hoặc ở các kẽ lá. Cây có hai loại hoa cũng một gốc. Gốc trên là hoa lưỡng tính, có mào lông, hình ống, tràng 5 thùy. Những đầu khác thường mang cái, không có mào lông và tràng hoa.
Quả Ké đầu ngựa thuộc dạng quả bế đôi, hình trứng, ở đầu thường có hai sừng dài nhọn. Quả có chiều dài khoảng 12 – 15 mm, rộng 7 mm, xung quanh quả có nhiều gai móc.
Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 - Hạnh 0355.276.899
2. Phân bố
Dược liệu thường mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Tuy nhiên, cây thường phổ biến ở khu vực phía Bắc.
3. Bộ phận sử dụng dược liệu
Quả và thân cây được sử dụng để làm dược liệu.
4. Thu hái – Sơ chế
Thu hái quả Ké đầu ngựa vào mùa thu khi quả đã già. Ngoài ra, cần chọn thời điểm thời tiết khô ráo để thu hái được dược liệu có chất lượng tốt nhất. Thời gian thu hái quả thường rơi vào tháng 5 – 9 hàng năm.
Sau khi thu hái, loại bỏ các tạp chất, mang đi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C.
Bào chế dược liệu Ké đầu ngựa:
- Thương nhĩ hoàn: Sử dụng Ké đầu ngựa, bỏ rễ, cắt ngắn, rửa sạch, đun sôi trong vòng một giờ đồng hồ. Lọc lấy nước lần thứ nhất. Cho thêm nước vào phần bã dược liệu, sau đó đun sôi thêm một tiếng. Lọc lần nước thứ hai. Trộn đều 2 nước lại với nhau, nấu cô đặc thành cao mềm, thêm một lượng bột vừa đủ, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô.
- Cao thương nhĩ: Thái nhỏ toàn bộ cây dược liệu, nấu sôi với nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao mềm. Cao thương nhĩ rất dễ lên men, do đó bảo quản sản phẩm ở chai đóng kín, thời gian sử dụng khoảng 1 – 2 tháng.
5. Bảo quản dược liệu
Bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng và độ ẩm cao.
6. Thành phần hóa học
Thành phần chính của Ké đầu ngựa bao gồm:
- Saponin
- Alcaloid
- Iod
- Chất béo
Vị thuốc Ké đầu ngựa
1. Tính vị
Ké đầu ngựa tính ấm, vị đăng, chứa độc tính nhẹ.
2. Quy kinh
Dược liệu quy vào kinh Phế.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
- Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau
- Cải thiện triệu chứng ho, kích thích hệ thống hô hấp
- Tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch (chống dị ứng)
Theo y học cổ truyền:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh chân tay co rút, nước mũi tanh hôi chảy lâu ngày không dứt, sổ mũi do phong hàn, viêm đau khớp do phong thấp.
4. Cách dùng – Liều lượng
Dược liệu được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn hoặc cao lỏng.
Liều lượng sử dụng khuyến cáo là : 10 – 16 g mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào bài thuốc và chỉ định của thầy thuốc.
Bài thuốc sử dụng Ké đầu ngựa
Liên hệ : Trần Lưu 0975.449.688 - Hạnh 0355.276.899
1. Bài thuốc điều trị thấp khớp, viêm đau khớp
Sử dụng Ké đầu ngựa, Ngưu tất, Lá lốt, mỗi vị đều 10 g, Vòi voi 20 g, mang đi tán vụn. Mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ, hãm với nước đun sôi, chia thành nhiều lần dùng uống như trà.
2. Chữa bệnh phong thấp, sưng khớp, đau khớp
Sử dụng Thương nhĩ 8 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
Bài thuốc này có thể được sử dụng để điều trị cảm lạnh gây đau đầu.
3. Điều trị viêm mũi dị ứng
Sử dụng Thương nhĩ tử, sao đến khi có màu xám, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 3 g, mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 2 tuần. Sau đó dừng thuốc vài ngày trước khi tiến hành sử dụng liệu trình mới.
Thông thường sau 2 – 3 liệu trình, các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, khả năng bệnh tái phát bệnh viêm mũi dị ứng sau khi điều trị tương đối thấp.
4. Điều trị viêm xoang, tắc mũi gây nhức đầu, ngạt mũi khó thở
Sử dụng Thương nhĩ tử 20 g, Hoàng kỳ 30 g, Bạch chỉ 6 g, tế tân 4 g, Kinh giới 10 g. Mang các dược liệu sắc lấy nước sau đó thêm Gạo tẻ 50 g và một lượng đường thích hợp nấu thành cháo.
Mỗi ngày dùng ăn một lần, liên tục trong 7 – 10 ngày để cải thiện các triệu chứng.
5. Chữa đau đầu, ho ra đờm vàng đặc, đau vùng cánh mũi, niêm mạc mũi sưng to
Sử dụng Ké đầu ngựa 12 g, Bạc hà 6 g, Tân di 12 g, Chi tử 20 g mang đi tán vụn, hãm với nước sôi, dùng uống như trà. Mỗi ngày uống một ấm nhỏ, liên tục trong 7 – 20 ngày.
6. Điều trị mụn lở loét, phát ban, gây đau nhức
Sử dụng Ké đầu ngựa, Đại phu tử mỗi vị đều 8 g, sắc thành thuốc , dùng uống.
7. Điều trị mụn, ngứa da, các bệnh phát ban, viêm da
Sử dụng Thương nhĩ, Kim ngân hoa, Sài hồ, Bồ công anh mỗi vị đều 10 g, Kinh giới 12 g, Cam thảo nam 6 g, Bạc hà 8 g, mang sắc thành thuốc, dùng uống.
8. Dùng điều trị dị ứng
Sử dụng Ké đầu ngựa, Bạch chỉ, Bạc hà, Tân di sắc thành thuốc, dùng uống.
9. Trị đau răng
Sử dụng nước sắc Ké đầu ngựa dùng ngậm. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm tình trạng sưng và đau nhức ở răng.
10. Điều trị viêm đường tiết niệu
Sử dụng Ké đầu ngựa 15 g, cây Bòng bòng 20 g, cây Mã đề 20 g, Kim ngân hoa 15 g, sắc cùng 1.5 lít nước, đến khi cạn còn 800 thì chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày.
11. Điều trị sỏi thận, bí tiểu, phù thũng
Dùng Thương nhĩ tử thiêu tồn tính kết hợp với Đinh lịch, mỗi vị phân lượng bằng nhau, mang đi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi ngày dùng 8 g, hãm với nước sôi thành trà, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng Ké đầu ngựa
Một số điều lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng Ké đầu ngựa bao gồm:
- Người huyết hư gây đau đầu không được dùng.
- Không dùng dược liệu đã mọc mầm. Lúc này dược liệu có thể chứa độc tính và gây hại đến sức khỏe người bệnh.
- Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu nhẹ, bệnh tiêu chảy, mệt mỏi.
Ké đầu ngựa được xếp vào nhóm thuốc ấm, có tác dụng hỗ trợ cải thiện các bệnh lý do lạnh và điều trị các bệnh do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, dược liệu có chứa độc tính nhẹ, do đó trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Leave a Comment